Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện |
+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Tư pháp; + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND tỉnh.
|
Địa chỉ cơ quan giải quyết | |
Lĩnh vực | Lĩnh vực TTHC nội bộ (TTHC Nội bộ) |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp
|
Số lượng hồ sơ | 01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
|
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức |
Kết quả thực hiện | |
Lệ phí |
|
Phí |
|
Căn cứ pháp lý |
|
Bước 1: Sở Tư pháp tiếp nhận văn bản thuộc đối tượng kiểm tra.
Bước 2: Lãnh đạo Sở Tư pháp phân công người kiểm tra văn bản.
Bước 3: Người được phân công kiểm tra văn bản tiến hành xem xét, đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản được kiểm tra.
Bước 4: Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản và đề xuất hướng xử lý: Khi phát hiện văn bản được kiểm tra trái pháp luật, người kiểm tra văn bản lập Phiếu kiểm tra văn bản QPPL, báo cáo lãnh đạo Sở Tư pháp về kết quả kiểm tra và đề xuất hướng xử lý.
Bước 5: Lãnh đạo Sở Tư pháp xem xét, kết luận theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định.
Hồ sơ kiểm tra văn bản được lập theo quy định tại Điều 110 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP) bao gồm:
+ Văn bản có nội dung trái pháp luật;
+ Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
+ Kết luận kiểm tra văn bản;
+ Kết quả xử lý văn bản và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
File mẫu:
Không