TTHC còn lại  Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP)

Ký hiệu thủ tục: 2.001823.000.00.00.H38
Lượt xem: 88
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Bộ phận “một cửa” của huyện

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


Tổng thời gian xử lý theo quy định: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện
Lệ phí

Lệ phí: 


- Thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản: 700.000 đ/cơ sở. 


- Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm: 350.000đ/cơ sở.


 

Phí


Theo qđ

Căn cứ pháp lý

- Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 


- Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y 


-  Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.


 

Bước 1 Nộp hồ sơ Cơ sở sản xuất kinh doanh Giờ hành chính Theo mục 5.2
Bước 2 - Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ:
 + Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định: Ghi phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ 
+ Trường hợp từ chối: Ghi phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ 
+ Hồ sơ hợp lệ theo quy định: Tiếp nhận và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả hồ 
- Chuyển hồ sơ cho phòng NN&PTNT Cán bộ, công chức Bộ phận “Một cửa” thuộc Văn phòng HĐND và UBND  huyện 0,5 ngày làm việc - Mẫu số 01 - Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP)
 -Mẫu số 02 – Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP) 
- Mẫu số 03 – Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP) 
-Mẫu số 05 – Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP) 
- Mẫu số 06 – Sổ theo dõi hồ sơ (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP) 
- Bộ hồ sơ đề nghị
Bước 3 Phòng NN&PTNT
 - Tiếp nhận hồ sơ.
 - Phân công xử lý Lãnh đạo Phòng NN&PTNT 0,5 ngày làm việc - Hồ sơ đề nghị 
- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ
Bước 4 - Chuyên viên tiến hành xem xét, xử lý hồ sơ; đề xuất phương án giải quyết
 - Kiểm tra hồ sơ:
 + Hồ sơ không đáp ứng yêu cầu: Thông báo cho cơ sở hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ lý do.
 + Trường hợp hồ sơ cần giải trình và bổ sung thêm, thông báo cho cơ sở hoàn thiện hồ sơ  + Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu: Thẩm định hồ sơ Chuyên viên Phòng NN&PTNT 0,5 ngày làm việc đối với cơ sở chưa được thẩm định đánh giá và  01 ngày làm việc đối với cơ sở đã được thẩm định - Công văn phúc đáp (nếu có)
Bước 5 Thẩm định hồ sơ Chuyên viên PNN được phân công xử lý hồ sơ
- Trường hợp 1 (Cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B): Thẩm tra hồ sơ thẩm định xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP 0,5 ngày làm việc Dự thảo văn bản, tài liệu liên quan
- Trường hợp 2 (Cơ sở chưa được thẩm định):  + Thành lập Đoàn thẩm định ; Tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở - Đoàn thẩm định
 - Chuyên viên PNN  được phân công xử lý hồ sơ 02 ngày làm việc Biên bản thẩm định điều kiên cơ sở
- Tổng hợp  + Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu (cơ sở xếp loại A hoặc B) thì cấp giấy chứng nhận; + Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu (cơ sở xếp loại C) thì thông báo kết quả không đủ điều kiện cấp giấy cho cơ sở theo quy định -  Đề xuất phương án giải quyết - Trình hồ sơ Lãnh đạo phòng Chuyên viên PNN được phân công xử lý hồ sơ 0,5 ngày làm việc Dự thảo văn bản, tài liệu liên quan
Bước 6 - Lãnh đạo phòng xem xét 
+ Nếu đồng ý: Ký duyệt hồ sơ +Nếu không đồng ý: Chuyển trả chuyên viên trình 
- Lãnh đạo Phòng NN&PTNT.
 
0,5 ngày làm việc Ký duyệt Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc thông báo không đủ điều  cấp chứng nhận
Bước 7 Trường hợp hồ sơ quá hạn chủ động thông báo bằng văn bản đến Bộ phận “Một cửa” kèm theo văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân và hẹn thời gian trả kết quả - Lãnh đạo PNN huyện 
- Chuyên viên phòng NN&PTNT được phân công xử lý hồ sơ Giờ hành chính Mẫu số 04: Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP).
Bước 8 Phát hành văn bản, chuyển cho Bộ phận Một cửa Phòng NN&PTNT 0,5 ngày làm việc - Kết quả giải quyết TTHC 
- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ 
- Sổ theo dõi hồ sơ
Bước 9 - Thống kê và theo dõi 
- Lưu hồ sơ theo quy định - Cán bộ, công chức Bộ phận “Một cửa” của cấp huyện
 - Cán bộ, chuyên viên PNN được phân công xử lý hồ sơ Giờ hành chính - Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ 
- Sổ theo dõi hồ sơ
 - Hồ sơ lưu theo quy định
Tổng số thời gian giải quyết 05 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
 

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT

File mẫu:

Không