TTHC còn lại  Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Ký hiệu thủ tục: 1.000655.000.00.00.H38
Lượt xem: 26
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

UBND cấp huyện

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Đất đai
Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.



Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.


Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện
Lệ phí


20.000 đồng


Phí


Theo QĐ


Căn cứ pháp lý

- Luật đất đai năm 2013;


- Luật nhà ở năm 2014;


- Luật phí và lệ phí năm 2015;


- Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm;


- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;


- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;


- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;


- Thông tư số 07/2019/TT-BTP ngày 25/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một sổ nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;


- Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành quy định về các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai


 

Bước 1 Nộp hồ sơ Hộ gia đình, 
cá nhân Giờ hành chính
* Quy trình giải quyết tại UBND cấp xã trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2 - Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định: Ghi phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp từ chối: Ghi phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ. 
+ Hồ sơ hợp lệ theo quy định: Tiếp nhận và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả hồ sơ theo quy định 
-  Thẩm định hồ sơ báo cáo Lãnh đạo UBND cấp xã
- Lãnh đạo UBND cấp xã
- Công chức Bộ phận “Một cửa” của UBND cấp xã
- Công chức được phân công xử lý hồ sơ Không quy định thời gian 
Hoàn thiện hồ sơ chuyển hồ sơ đến Bộ phận “Một cửa” cấp huyện
* Quy trình giải quyết tại cấp huyện
Bước 2 - Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ:
(bao gồm tiếp nhận hồ sơ từ cấp xã chuyển đến và hồ sơ tiếp nhận trực tiếp tại Bộ phận “Một cửa” cấp huyện)
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định: Ghi phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp từ chối: Ghi phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ. 
+ Hồ sơ hợp lệ theo quy định: Tiếp nhận và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả hồ sơ theo quy định
 (trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo)
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện Công chức Bộ phận “Một cửa” của cấp huyện - Ngay trong ngày nhận hồ sơ
 
- Trường hợp phải kéo dài: 02 giờ làm việc
Bước 3 Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện 
- Tiếp nhận hồ sơ
- Phân công cán bộ xử lý hồ sơ Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện 
- Ngay trong ngày nhận hồ sơ
 
- Trường hợp phải kéo dài: 02 giờ làm việc
Bước 4 - Thẩm định hồ sơ; đề xuất phương án giải quyết.
- Hoàn thiện hồ sơ trình hồ sơ Lãnh đạo Phòng/ Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện 
Công chức/viên chức được phân công xử lý hồ sơ - Ngay trong ngày nhận hồ sơ
- Trường hợp phải kéo dài: 1,5 ngày làm việc
Bước 5 - Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện kiểm duyệt hồ sơ
+ Đồng ý: Kiểm duyệt
+ Không đồng ý: Chuyển trả hồ sơ cho chuyên viên xử lý - Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện 
- Công chức/viên chức được phân công xử lý hồ sơ - Ngay trong ngày nhận hồ sơ
- Trường hợp phải kéo dài: 0,5 ngày làm việc
Bước 6 Đối với trường hợp phải kéo dài 
Trường hợp hồ sơ quá hạn chủ động thông báo bằng văn bản đến Bộ phận “Một cửa” kèm theo văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân và hẹn thời gian trả kết quả - Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện 
- Công chức/viên chức được phân công xử lý hồ sơ Giờ hành chính
Bước 7 - Phát hành văn bản tài liệu có liên quan 
- Chuyển kết quả cho Bộ phận “Một cửa” của cấp huyện/cấp xã (nếu có) Chuyên viên/viên chức được phân công xử lý hồ sơ  phối hợp với Bộ phận Văn thư và Công chức Bộ phận “Một cửa” của cấp huyện - Ngay trong ngày nhận hồ sơ
- Trường hợp phải kéo dài: 0,5 ngày làm việc
Bước 8 Tiếp nhận kết quả giải quyết và trả cho hộ gia đình, cá nhân Công chức Bộ phận “Một cửa” của cấp huyện/cấp xã (nếu có) Giờ hành chính
Bước 9 - Thống kê và theo dõi
- Lưu hồ sơ theo quy định - Công chức Bộ phận “Một cửa” của cấp huyện/cấp xã (nếu có)
 - Các Công chức/viên chức được phân công xử lý hồ sơ Giờ hành chính
 

 

Thành phần hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích 
Hồ sơ gồm:
1. Phiếu yêu cầu xóa đăng ký
2. Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;
3. Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận
4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền
5. Trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó đã có một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm dưới đây thì người yêu cầu đăng ký không phải nộp các loại giấy tờ đó: 
+ Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng có điều khoản về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; 
+ Văn bản xác nhận (có chữ ký và con dấu) của tổ chức tín dụng về việc cá nhân, hộ gia đình vay vốn sử dụng vào một trong các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP (cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm), hồ sơ gồm:
1. Phiếu yêu cầu xóa đăng ký
2. Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền
4. Trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó đã có một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm thì người yêu cầu đăng ký không phải nộp các loại giấy tờ đó.
5. Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại
Trường hợp xóa đăng ký theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản i Điều 21 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP thì tùy từng trường hợp cụ thể, người yêu cầu đăng ký nộp các loại giấy tờ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và một trong các giấy tờ sau đây để thay thế cho giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP:
1. Văn bản giải chấp; văn bản thanh lý hợp đồng thế chấp; hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản khác chứng minh việc xử lý xong toàn bộ tài sản thế chấp;
2. Căn cứ chứng minh việc tài sản bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ hoặc quyết định phá dỡ, tịch thu tài sản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp thế chấp, tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu.
Thành phần hồ sơ nộp trực tuyến (nếu có)
Tập tin chứa thành phần hồ sơ theo mục b.2.1   
Số lượng hồ sơ:  01 bộ 

File mẫu:

Không