Toàn trình  Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm

Ký hiệu thủ tục: 1.004228.000.00.00.H38
Lượt xem: 358
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Quầy giao dịch của Sở NN&MT tại TTPVHCC tỉnh Lào Cai

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Tài nguyên nước
Cách thức thực hiện
  • Trực tiếp
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết











Tổng thời gian xử lý theo quy định: 38 ngày






Thời gian đăng ký cắt giảm: Không                                                                                                                                                                     







 


Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện


  • Giấy phép (gia hạn, điều chỉnh) thăm dò nước dưới đất.


Lệ phí


Quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Lào Cai, cụ thể:



- Lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm: 150.000 đồng/đề án, báo cáo



- Lưu lượng nước từ 200m3/ngày đêm đến dưới 500m3/ngày đêm: 450.000 đồng/đề án, báo cáo



- Lưu lượng nước từ 500m3/ngày đêm đến dưới 1.000m3/ngày đêm: 1.000.000 đồng/đề án, báo cáo


- Lưu lượng nước từ 1.000m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm: 2.000.000 đồng/đề án, báo cáo


 


Phí


Quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Lào Cai, cụ thể:



- Lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm: 150.000 đồng/đề án, báo cáo



- Lưu lượng nước từ 200m3/ngày đêm đến dưới 500m3/ngày đêm: 450.000 đồng/đề án, báo cáo



- Lưu lượng nước từ 500m3/ngày đêm đến dưới 1.000m3/ngày đêm: 1.000.000 đồng/đề án, báo cáo


- Lưu lượng nước từ 1.000m3/ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm: 2.000.000 đồng/đề án, báo cáo


 


Căn cứ pháp lý









- Luật Tài nguyên nước năm 2023.




- Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước






 


  • b.7

    QUY TRÌNH XỬ LÝ CÔNG VIỆC

    TT

    Trình tự

    Trách nhiệm

    Thời gian  giải quyết

    Biểu mẫu/Kết quả

    Bước 1

    Nộp hồ sơ

    Tổ chức, cá nhân

    Giờ hành chính

    Theo mục b.2.1

    * Quy trình giải quyết tại Sở TN&MT: 26 ngày

    Bước 2

    - Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ:

    + Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định: Ghi phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

    + Trường hợp từ chối: Ghi phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.

    + Hồ sơ hợp lệ theo quy định: tiếp nhận và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.

    - Chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn (Phòng KS-N)

    Công chức làm việc tại quầy giao dịch của Sở TN&MT tại TTPVHCC

    0,5 ngày

    - Mẫu số 01 - Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả  (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP)

    - Mẫu số 03 ‑ Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ  (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP)

    -Mẫu số 02 ‑ Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ  (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP)

    -Mẫu số 05 ‑ Phiếu  kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP)

    - Mẫu số 06 ‑ Sổ theo dõi hồ sơ (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP)

    - Bộ hồ sơ đề nghị

    Bước 3

     

    - Tiếp nhận hồ sơ

    - Phân công xử lý hồ sơ

    Lãnh đạo Phòng KS-N

    0,5 ngày

    - Bộ hồ sơ đề nghị

    - Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

    Bước 4

     

    Thẩm định hồ sơ

    Lãnh đạo Phòng KS-N, Chuyên viên được phân công xử lý hồ sơ và tổ chức, cá nhân có liên quan

    24  ngày

     

    b4.1

    - Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu (không đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh): giấy phép không còn hiệu lực trên 90 ngày, chủ giấy phép chưa thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép, kế hoạch khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, khả năng đáp ứng của nguồn nước, khu vực nằm trong vùng hạn chế khai thác nước dưới đất… Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo (trả lại hồ sơ) cho tổ chức/cá nhân, nêu rõ lý do.

    - Trường hợp hồ sơ cần giải trình và bổ sung thêm: thông báo cho tổ chức/cá nhân.

    Chuyên viên được phân công xử lý hồ sơ

    02 ngày

    - Thông Báo trả lại HS hoặc Thông báo yêu cầu bổ sung (nếu có)

    B4.2

    Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu: Tiến hành thẩm định.

    - Nội dung thẩm định: đối chiếu hồ sơ gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước dưới đất với quy hoạch tài nguyên nước và các quy hoạch khác, kết quả điều tra cơ bản, tiềm năng, trữ lượng nước dưới đất, xem xét ảnh hưởng của hoạt động khai thác nước dưới đất đối với các công trình, hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực.

    - Tổ chức kiểm tra thực địa (nếu cần) hoặc lập hội đồng thẩm định đề án/báo cáo(nếu cần)

    - Khi kiểm tra thực địa: phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, UBND cấp xã và đơn vị xin cấp phép tổ chức kiểm tra, khảo sát đánh giá khu vực dự kiến xin gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác nước dưới đất.

    - Sau khi họp hội đồng thẩm định hoặc kiểm tra thực địa có các trường hợp sau:

                + Trường hợp hội đồng thẩm định hoặc đoàn kiểm tra thực địa yêu cầu phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo (gia hạn, điều chỉnh), Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện. Thời gian bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo.

                + Trường hợp hội đồng thẩm định hoặc đoàn kiểm tra thực địa không thông qua hồ sơ gia hạn, điều chỉnh, yêu cầu phải lập lại đề án, báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án/báo cáo khôngđạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

    - Trường hợp đủ điều kiện cấp phép: Dự thảo Tờ trình đề nghị UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác nước dưới đất (gia hạn, điều chỉnh),.

    - Trình hồ sơ lãnh đạo Sở

    Lãnh đạo Phòng KS-N, Chuyên viên được phân công xử lý hồ sơ và tổ chức, cá nhân có liên quan

    22 ngày

    - Thông Báo trả lại HS hoặc Thông báo yêu cầu bổ sung, thông báo kết quả họp Hội đồng thẩm định (nếu có)

    - Giấy mời kiểm tra và Biên bản kiểm tra thực tế khu vực khai thác nước dưới đất (nếu có)

    - Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và Biên bản họp Hội đồng thẩm định (nếu có)

    - Báo cáo thẩm định của phòng KS-N

    - Dự thảo Tờ trình đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất (gia hạn, điều chỉnh) trình UBND tỉnh

     

    Bước 5

    Xem xét, quyết định ký duyệt

    + Nếu không đồng ý: chuyển trả hồ sơ phòng chuyên môn.

    + Nếu đồng ý: Ký duyệt, chuyển kết quả qua Văn thư

    Lãnh đạo Sở  TN&MT

    0,5 ngày

    - Ký duyệt văn bản. Trường hợp không đồng ý, ban hành văn bản nêu rõ lý do

    Bước 6

    Trường hợp hồ sơ quá hạn chủ động thông báo bằng văn bản đến Bộ phận tiếp nhận, số hóa hồ sơ và trả kết quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh kèm theo văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân và hẹn lại thời gian trả kết quả

    - Lãnh đạo Phòng KS-N

    - Chuyên viên được phân công xử lý hồ sơ

    Giờ hành chính

    Mẫu số 04:  Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP)

    Bước 7

    - Đóng dấu, phát hành văn bản

    - Phối hợp phòng KS-N hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh

    - Chuyển hồ sơ đến quầy giao dịch của Sở TN&MT tại TTPVHCC

    - Tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ cho quầy giao dịch của Văn phòng UBND tỉnh tại TTPVHCC

    - Văn thư sở

    - Chuyên viên được phân công xử lý hồ sơ

    - Công chức làm việc tại quầy giao dịch của Sở TN&MT tại TTPVHCC

     

    0,5 ngày

    - Văn bản trình UBND tỉnh

    - Bộ hồ sơ, tài liệu liên quan chuyển UBND tỉnh

    - Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

    Bước 8

    - Thống kê và theo dõi

    - Lưu hồ sơ theo quy định

    Chuyên viên được phân công xử lý hồ sơ

    Giờ hành chính

    - Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

    - Sổ theo dõi hồ sơ

    - Hồ sơ lưu theo quy định

    * Quy trình giải quyết tại Văn phòng UBND tỉnh, UBND tỉnh: 12 ngày

    Bước 1

    - Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ:

    + Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định: Ghi phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

    + Trường hợp từ chối: Ghi phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.

    + Hồ sơ hợp lệ theo quy định: tiếp nhận và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả.

    - Chuyển hồ sơ cho Văn thư/Lãnh đạo Văn phòng phân công chuyên viên xử lý hồ sơ

    Công chức làm việc tại quầy giao dịch của Sở Văn phòng UBND tỉnh tại TTPVHCC

    0,5 ngày

    - Mẫu số 01 - Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả  (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP)

    - Mẫu số 03 ‑ Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ  (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP)

    -Mẫu số 02 ‑ Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ  (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP)

    -Mẫu số 05 ‑ Phiếu  kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP)

    - Mẫu số 06 ‑ Sổ theo dõi hồ sơ (Thông tư số 01/2018/TT-VPCP)

    - Bộ hồ sơ đề nghị

    Bước 2

    Phân công chuyên viên xử lý hồ sơ

    Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh

    0,5 ngày

    - Bộ hồ sơ đề nghị

    - Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

    Bước 3

    1. Thẩm định, kiểm tra hồ sơ:

    - Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu hoặc cần giải trình và bổ sung thêm thành phần hồ sơ: thông báo cho cơ quan trình, nêu rõ lý do.

    - Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu:

    + Thực hiện thẩm định hồ sơ

    + Hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến các cơ quan có liên quan (nếu có)

    + Dự thảo văn bản

    2. Trình hồ sơ Lãnh đạo Văn phòng UBND

    Chuyên viên được phân công xử lý hồ sơ

    8,5 ngày

    - Văn bản trả lời cơ quan trình hồ sơ, nêu

    rõ lý do không đáp ứng yêu cầu (nếu có)

    - Văn bản có liên quan

    Bước 4

    - Kiểm duyệt hồ sơ:

    + Nếu không đồng ý: chuyển trả hồ sơ chuyên viên trình

    + Nếu đồng ý: Kiểm duyệt

    - Trình hồ sơ Thường trực UBND tỉnh

    - Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh

    - Chuyên viên được phân công xử lý hồ sơ

    01 ngày

    - Dự thảo văn bản và tài liệu có liên quan

    Bước 5

    Xem xét ký duyệt văn bản

    + Nếu không đồng ý: Chuyển trả hồ sơ chuyên viên trình

    + Nếu đồng ý: Ký duyệt, chuyển kết quả qua Văn thư

    - Thường trực UBND tỉnh

    - Chuyên viên được phân công xử lý hồ sơ

    01 ngày

    - Ký duyệt văn bản. Trường hợp không đồng ý, ban hành văn bản nêu rõ lý do

    Bước 6

    - Phát hành văn bản

    - Chuyển trả kết quả giải quyết cho quầy giao dịch của Văn phòng UBND tỉnh tại TTPVHCC (hình thức: trực tiếp hoặc qua phần mềm Igate hoặc qua phần mềm quản lý hồ sơ công việc)

    - Tiếp nhận kết quả, chuyển trả cho quầy giao dịch của Sở TN&MT tại TTPVHCC

    - Bộ phận Văn thư

    - Chuyên viên được phân công xử lý hồ sơ (phối hợp)

    - Công chức làm việc tại quầy giao dịch của Văn phòng UBND tỉnh tại TTPVHCC

    0,5 ngày

    - Kết quả giải quyết TTHC: Giấy phép thăm dò nước dưới đất (gia hạn/điều chỉnh) theo Mẫu 20 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 54/2024/NĐ-CP

    - Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

    - Sổ theo dõi hồ sơ

    Bước 7

    Trả kết quả giải quyết TTHC

    Công chức làm việc tại quầy giao dịch của Sở Tài nguyên và Môi trường tại TTPVHCC

    Giờ hành chính

    - Kết quả giải quyết TTHC: Giấy phép thăm dò nước dưới đất (gia hạn/điều chỉnh) theo Mẫu 20 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 54/2024/NĐ-CP

    Bước 8

    - Thống kê và theo dõi

    - Lưu hồ sơ theo quy định

    - Chuyên viên được phân công xử lý hồ sơ của các cơ quan, đơn vị

    Giờ hành chính

    - Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

    - Sổ theo dõi hồ sơ mẫu

    - Hồ sơ lưu theo quy định

     

    Tổng thời gian giải quyết TTHC

    38 ngày

     

     

b.2

Thành phần hồ sơ nộp để thực hiện TTHC

Bản chính

b.2.1

Hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích

 

 

1. Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép theo Mẫu 02, Phụ lục I Nghị định số 54/2024/NĐ-CP

X

 

2. Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép theo Mẫu 37, Phụ lục I Nghị định số 54/2024/NĐ-CP.

X

b.2.2

Hình thức nộp hồ sơ trực tuyến (nếu có)

 

Tập tin chứa thành phần hồ sơ theo mục b.2.1

 

 

File mẫu:

Yêu cầu điều kiện thực hiện:

- Đối với trường hợp gia hạn giấy phép

+ Việc gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất phải căn cứ vào các quy định tại Điều 55, Điều 56 và Điều 57 của Luật Tài nguyên nước.

+ Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày;

+ Đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;

+ Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khả năng đáp ứng của nguồn nước.

- Đối với trường hợp đi u chỉnh giấy phép

+ Trường hợp chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh giấy phép thì phải lập hồ sơ điều chỉnh giấy phép theo quy định của Nghị định số 54/2024/NĐ-CP. Thời hạn của giấy phép điều chỉnh là thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.

+ Trường hợp ngoài việc điều chỉnh giấy phép, nếu giấy phép thuộc trường hợp cấp lại thì chủ giấy phép thể hiện rõ trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép. Việc cấp lại được xem xét đồng thời trong quá trình điều chỉnh giấy phép theo quy định của Nghị định số 54/2024/NĐ-CP.