TTHC còn lại  Thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý

Ký hiệu thủ tục: 2.001687.000.00.00.H38
Lượt xem: 725
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Tổ chức hành nghề luật sư, Tổ chức tư vấn pháp luật
Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Trợ giúp pháp lý
Cách thức thực hiện
  • Trực tiếp
  • Dịch vụ bưu chính
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết
    Trực tiếp
  • 3 Ngày làm việc

    03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.

  • Dịch vụ bưu chính
  • 3 Ngày làm việc

    03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện
  • Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý
Lệ phí


Không

Phí


Theo QĐ

Căn cứ pháp lý
  • Luật 11/2017/QH14 -LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Số: 11/2017/QH14

  • Thông tư 12/2018/TT-BTP Số: 12/2018/TT-BTP

  • - Người được trợ giúp pháp lý có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật trợ giúp pháp lý thì làm đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý và gửi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm hoặc tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý và cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.

Tên giấy tờMẫu đơn, tờ khaiSố lượng
- Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý. Đơn Đề nghị thay đổi (1).docx Bản chính: 1Bản sao: 0
Giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu thay đổi. Bản chính: 1Bản sao: 0

File mẫu:

Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau: - Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định của Luật trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý; - Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật; - Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng; - Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự; - Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý; - Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

CHÍNH SÁCH MIỄN,GIẢM GIÁ CƯỚC DỊCH VỤ NHẬN GỬI HỒ SƠ, CHUYỂN TRẢ KẾT QUẢ

1.Đối tượng được miễn giá cước dịch vụ nhận gửi hồ sơ, chuyển trả kết quả gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.

b) Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

2.Đối tượng được giảm 50% giá cước dịch vụ nhận gửi hồ sơ, chuyển trả kết quả gồm:

a) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.

b) Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.

c) Bệnh binh.

d) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

đ) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.

e) Vợ hoặc chồng, con đẻ, mẹ đẻ, bố đẻ của liệt sỹ.

g) Người dân thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

h) Người dân ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

PHỤ LỤC

Mức Giá Cước

(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2017/TT-BTTTT ngày 29 tháng 9 nãm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

1.Mức giá cước tối đa dịch vụ gửi nhận hồ sơ:

Đơn vị tính: đồng

TT

Nấc khối lượng

Nội tỉnh

 

Liên tỉnh

 

Nôi quận/thị xã/huyện/thành phố

Liên quận/thị xã/huyện/thành phố

Nội vùng

Vùng 1, vùng 3 đến vùng 2 và ngược lại

Vùng 1 đến vùng 3 và ngược lại

1

Đến 100g

26.000

30.000

30.500

31.000

31.500

2

Trên 100g đến 250g

26.000

30.000

31.000

34.000

38.000

3

Trên 250g đến 500g

26.500

30.500

32.500

38.000

51.000

4

Mỗi 500g tiếp theo

2.200

2.900

3.600

6.300

9.700

               

2.Mức giá cước tối đa dịch vụ chuyển trả kết quả:

Đơn vị tính: đồng

TT

Nấc khối lượng

Nội tỉnh

 

Liên tỉnh

Nôi quận/thị xã/huyện/thành phố

Liên quận/thị xã/huyện/thành phố

Nội vùng

Vùng 1, vùng 3 đến vùng 2 và ngược lại

Vùng 1 đến vùng 3 và ngược lại

1

Đến 100g

26.000

30.000

30.500

31.000

31.500

2

Trên 100g đến 250g

27.000

31.000

32.000

35.000

39.000

3

Trên 250g đến 500g

28.500

32.500

34.500

40.000

53.000

4

Mỗi 500g tiếp theo

2.200

2.900

3.600

6.300

9.700

3.Mức giá cước tối đa dịch vụ nhận gửi hồ sơ và chuyển trả kết quả:

Mức giá cước tối đa dịch vụ nhận gửi hồ sơ và chuyển trả kết quả bằng mức giá cước tối đa quy định tại mục 1 cộng với mức giá cước tối đa quy định tại mục 2 của Phụ lục này.

4.Quy định về vùng tính giá cước:

            -Nội quận/thị xã/huyện/thành phố: Áp dụng đối với các bưu gửi được gửi trong cùng một quận/thị xã/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh.

            -Liên quận/thị xã/huyện/thành phố: Áp dụng đối với các bưu gửi được gửi giữa các quận/thị xã/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh.

            -Vùng 1 gồm 29 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

            -Vùng 2 gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Quản Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kom Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk và Đắk Nông.

            -Vùng 3 gồm 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, tp.Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.